Có người nói khi ta có kỷ luật ta sẽ thành công,vậy kỷ luật là gì? nó có phải chính là việc ta bắt mình làm những điều mà nó không mong muốn?
Thực tế mình đã tự rèn kỷ luật, và biến bản thân từ một người luôn luôn trì hoãn thành một người hoàn thành deadline, từ một người chuyên đi muộn thành một người đi sớm. Và trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn về chủ đề này ngay dưới đây nhé!
Kỷ luật là gì?
Hiểu kỷ luật là gì sẽ giúp bạn thành công
Đầu tiên chúng ta hãy cùng định nghĩa rõ hơn về kỷ luật bản thân.Theo mình kỷ luật là khả năng bất chấp cám dỗ để theo đuổi những gì mà ta cho là đúng,dù có gặp nhiều khó khăn trông gai nhưng bản thân vẫn không thay đổi lập trường
Ví dụ: khi bạn định đi ngủ sớm chẳng hạn… thì lại gặp rất nhiều cám dỗ như là facebook này,youtobe này,rồi rất nhiều bạn bè rủ đi hát đi nhậu này.Vậy thì mình có vượt qua được những cám dỗ đấy hay không thì đó gọi là kỷ luật
Hay là khi muốn dậy sớm mà ngoài bắc trời mùa đông rất rét,thì khi thực hiện được việc dậy sớm là ta rèn được tính kỷ luật
Chúng ta dậy sớm để làm việc,dậy sớm để thiền…nếu mà chúng ta vượt qua được thì bản thân đã đạt được tính kỷ luật,còn không vượt qua được có nghĩa là chúng ta đã thua cuộc và không có kỷ luật
Tại sao phải rèn kỷ luật bản thân
Ông thủ tướng của Singapore là Lý Quang Diệu có nói một câu là “Bạn không thể đạt được ước mơ hay mục tiêu mà không có tính kỷ luật”,và điều này càng ngày mình càng cảm thấy đúng
Có phải bạn đã từng đầu năm đặt ra cho mình rất nhiều những mục tiêu,xong đến cuối năm đem ra xem lại thì… có cả đống mục tiêu đề ra nhưng lại không đạt được.Chúng ta có lẽ từng tự hứa với bản thân mình là năm nay tôi sẽ đi tập thể thao,năm nay tôi sẽ bắt tay thực hiện ước mơ của mình
Nhưng mua vé đi tập gym vài ba hôm lại bỏ,định viết một cuốn sách lại lấy lý do bận công việc gia đình.Có hàng tỷ lý do khiến cho chúng ta thất bại với những mục tiêu đề ra
Vậy tại sao chúng ta thất bại? Có phải chúng ta thất bại vì chúng ta không có tính kỷ luật!
Chúng ta không chịu ép bản thân mình chịu khổ vượt qua những thử thách trước mặt như đi tập gym thì đau cơ,rồi viết sách thì bảo bận.Điều này có nghĩa là chúng ta biến mình thành người không có tính kỷ luật, và điều tất yếu tiếp theo sẽ là thất bại
Rồi bây giờ sau khi hiểu được tầm quan trong của việc rèn tính kỷ luật cho bản thân mình ,thì chúng ta bắt đầu bước vào phần tiếp theo đó là cách để rèn kỷ luật bản thân
5 cách rèn kỷ luật bản thân
1.Tìm động lực
Điều đầu tiên để rèn kỷ luật chính là việc tìm ra động lực cho bản thân mình.Nếu như không có động lực thì kỷ luật cũng xa vời lắm các bạn,hoặc bây giờ các bạn đang ở trong hoàn cảnh quá dễ chịu quá thỏa mái thì có lẽ kỷ luật chưa chắc đã đến với bạn đâu
Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp chúng ta cảm thấy thỏa mái mà vẫn có thể có được tính kỷ luật và động lực thì đó mới là điều xuất sắc.Giống như người ta vẫn thường nói “giàu mà vẫn sướng” thì tốt gấp trăm lần “nghèo mà vượt khó”
Thú thật với các bạn bản thân mình thường xuyên ở trong hoàn cảnh thỏa mái và dễ chịu,bởi vì mình thấy đang được sống với ước mơ của bản thân vậy.Mình không quá thiếu thốn,mọi thứ đều đã đạt được rồi này,công ăn việc làm ổn định mà mình vẫn tạo ra giá trị cho những người xung quanh
Vậy thì lấy lý do đâu ra để mình có kỷ luật,có động lực làm những thứ tiếp theo trong cuộc đời?.Đây chính là cái bẫy của không chỉ mình mà rất nhiều người đang gặp phải
Cái bẫy này nó đang kìm hãm chúng ta có thể phát huy được hết khả năng của mình,và nói thật mình cũng đang phải tìm cách để vượt qua cái bẫy này đó các bạn.Vậy để tìm được kỷ luật bản thân thì có một cách đó là : nhìn vào những người thành công hơn mình và suy nghĩ xem tại sao họ vẫn còn kỷ luật để làm những thứ mà họ đang làm
Ở Việt Nam chúng ta cũng đang có rất nhiều người thành công như vậy,mình ngưỡng mộ Bác Vượng của Vin hay Bác Long của Hòa Phát…Tại sao những người thành công như vậy họ vẫn có kỷ luật để làm những thứ tuyệt vời cho xã hội
Chúng ta phải tìm hiểu xem lý do vì sao họ có những động lực này, họ làm như nào để có được sự kỷ luật cho bản thân rồi sau đó mình học hỏi từ họ
Bạn thử nghĩ xem,những người này họ không thiếu tiền đồng thời cũng có cuộc sống viên mãn vậy tại sao họ vẫn làm những thứ họ đang làm.Kỷ luật ở đâu ra để họ vẫn đến công ty,chắc chắn động lực lúc này không phải là tài chính đúng không nào!
Thế nhưng có một động lực to lớn hơn đó chính là sứ mệnh của họ, sứ mệnh xây dựng cuộc sống này tốt đẹp hơn.Và đó là động lực kéo đủ lớn lao để giúp những người này đi đến cuối con đường
Động lực kéo có thể dễ dàng đến với một số người,nhưng sẽ đến muộn màng hơn với một số khác.Ví dụ như mình vẫn đang trên con đường đi tìm động lực kéo này của mình
Có thể hình dung động lực kéo là thứ giúp chúng ta tự kỷ luật và hào hứng với sự kỷ luật đó,còn động lực đẩy sẽ là thứ khiến chúng ta mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại
Nếu như bạn cảm thấy cuộc sống của mình cũng ổn ổn rồi tức là chúng ta mắc vào cái bẫy mà hầu hết chúng ta đang mắc phải.Tạm ổn rồi thì không còn động lực phải đi tiếp nữa,và lúc này động lực đẩy cần phải xuất hiện để đẩy chúng ta tiếp tục
Khi tìm ra được động lực đẩy và động lực kéo rồi thì kỷ luật sẽ tự đến với các bạn.Tức là các bạn tìm ra được lý do rồi thì cách làm như thế nào,làm ra sao chỉ là vấn đề chỉ là thời gian mà thôi
2.Càng ngại càng làm
Thời điểm tốt nhất để tạo kỷ luật cho bản thân đó chính là những lúc ta cảm thấy ngại nhất.Mình có những người bạn có tính kỷ luật rất cao,và những người bạn này sẽ là người kéo mình ra khỏi sự mê muội
Những khi mà bản thân mình cảm thấy động lực đi xuống,chỉ một ngày thôi không giữ kỷ luật với bản thân thì mình thường mon men lại gần những người bạn này để tâm sự và than thở với họ một chút
Và ngay thời điểm đó họ sẽ cho mình những câu nói để đời mà chắc chắn sẽ kéo mình dậy.Cho các bạn một ví dụ nhé : cách đây vài năm mình vào Sài Gòn học,bắt grap đi lại thì tốn kém nên mình quyết định đi xe máy
Hôm đó trời mưa rất to và đường Sài Gòn rất dễ ngập,sáng dậy dắt xe máy ra thì trời mưa to mà lớp thì lại xa ơi là xa.Vậy là mình quay sang con nhỏ bạn thân bảo hay thôi nghỉ học đi
Nghĩ một lúc rồi bạn mình quay sang nói một câu chí lý là “lúc không muốn nhất chính là lúc phải làm nhất”, và câu nói này đã tác động rất lớn đến mình thời điểm đó
Nó khiến cho mình thấy xấu hổ và nghĩ rằng tại sao lại dễ dàng bỏ cuộc chỉ vì một cơn mưa,và thứ hai nó cũng cho mình thấy luôn có cách để rèn tính kỷ luật của bản thân,miễn là có một vài động lực thích hợp để giữ cho mình tiến về phía trước
Chính câu nói này đã khiến mình trở thành người kỷ luật hơn rất nhiều cho đến tận thời điểm bây giờ,hãy nhớ “lúc không muốn nhất chính là lúc phải làm nhất”.Cứ lúc nào mình cảm thấy lười là ngay lập tức nhớ đến câu nói đó thôi!
Chính lúc đó mình sẽ bắt tay vào công việc và không suy nghĩ thêm nữa,mình rất cảm ơn người bạn thân đã chia sẻ câu nói đó vào lúc bản thân mình cần nó nhất.Và bây giờ mình chia sẻ lại câu nói này dành cho các bạn,hy vọng nó sẽ là câu thần chú giúp bạn vượt qua những khi lười biếng
3.Cứ làm thôi,đừng suy nghĩ
Khi muốn trì hoãn bỏ cuộc thì hãy cứ làm thôi đừng suy nghĩ,ví dụ : trong luyện tập thể thao có một bài tập tập toàn thân mà mình rất sợ đó là bài cardio,nó mệt vô cùng luôn các bạn ạ
Những lúc tập bài này người mình mỏi nhừ không muốn đứng dậy và nó là bài tập ác mộng,nhưng mình tự hỏi có cách nào để vượt qua bài này với thái độ vui vẻ hân hoan chứ không phải đau đớn khổ sở
Vậy là mình đã nghĩ ra cách trong trường hợp như vậy thì hãy cứ làm thôi và đừng suy nghĩ gì hết,càng áp dụng lại càng thấy nó đúng.Tức là thay vì e ngại thì vứt cảm giác đó đi và đừng suy nghĩ đến nó nữa
Vì càng nghĩ càng phân tích thì ta lại càng dễ bỏ cuộc.Nó cũng giống như ta chơi một trò chơi mạo hiểm nhảy từ trên cao xuống,thích một ai đó chẳng hạn…càng suy nghĩ nhiều thì càng không dám làm,càng không dám tiến đến với người ta
Nếu cứ quẩn quanh câu hỏi trong đầu “lỡ tỏ tình người ta từ chối thì sao”, “càng chơi thể thao mạo hiểm càng nghĩ từ trên cao nhìn xuống sợ lắm”,thì chắc chắn không bao giờ chúng ta dám bước đi và ngay khi cảm giác sợ hai xâm lấn …cơ thể chúng ta trở nên buông xuôi hơn
Vậy cho nên cứ làm thôi đừng nghĩ gì cả,cứ làm thôi và mình sẽ biết được bản thân có thể đi được đến đâu!
4.Luyện tập
Giống như là cơ bắp của chúng ta cần phải luyện tập nó mới to lên và săn chắc thì cái não của mình cũng tương tự.Nó phải được luyện tập đi luyện tập lại nhiều lần thì mới hình thành được thói quen và dành lại được sự kỷ luật của bản thân
Giống như việc học tiếng anh vậy,nếu mà chúng ta học một từ mới mà chỉ học một lần hoặc một ngày thôi là chỉ ba ngày sau chúng ta quên béng
Thế nhưng nếu chúng ta có thể lặp lại nó,vài ngày sau lặp lại một lần rồi sử dụng nó thường xuyên thì những từ đó sẽ trở thành môt thứ in sâu trong trí nhớ của mình,rất khó có thể quên được
Vậy thì ý trí của chúng ta cũng phải làm điều tương tự thôi,hãy bắt đầu bằng một thói quen nào đó
Ví dụ chúng ta muốn rèn thói quen trong việc tập luyện đi,bắt buộc phải đúng ngày đó đúng giờ đó cứ làm những bài tập đó và lặp đi lặp lại cho đến khi mà mình không còn cảm thấy lười biếng,không còn cảm thấy việc đi tập gym là một khó khăn thì mình mới có thể trở thành một người đã vượt qua được giới han và rèn được tính kỷ luật
Hãy nhớ công thức này nhé “đúng + đủ + đều”,cái gì cũng phải làm đúng cách,phải làm đủ và đều đặn cho đến khi mà nó trở thành một thói quen mà không còn cảm thấy ngại nữa
5.Mua dây buộc mình
Để thêm một cách nữa tăng tính kỷ luật bản thân đó chính là tự tạo cho mình những trở ngại khó khăn,ví dụ như một người bạn của mình cực lười biếng trong việc nấu ăn
Một phần cũng vì anh ấy làm nghề tự do cho nên không kiểm soát tốt thời gian của mình,anh ấy đã nghĩ ra cách cực kỳ thú vị đó chính là nhờ người bạn làm giám sát viên cho mình
Mỗi ngày anh ấy gửi list cho người bạn thân của mình những việc cần làm bao gồm cả những giờ anh ấy thức dậy,sinh hoạt …Nếu đúng giờ đó anh ta không dậy và mặc trang phục tử tế ngồi trên bàn làm việc thì cuối ngày 500k sẽ được tự động chuyển vào tài khoản của người bạn đó
Đây là giao ước tự đặt ra và không được phá bỏ,nhờ cách này mà dần dần người bạn của mình đã không mắc một đồng tiền nào mà vẫn cứ dậy sớm đúng giờ rồi làm được tất cả các công việc
Đơn giản là sự kỷ luật đôi khi cũng phải đặt trong hoàn cảnh mà không được phép bỏ cuộc,hãy đặt bản thân mình phải chịu trách nhiệm với những người xung quanh.Đặt mình vào những tình huống không thể bỏ cuộc để từ đó tạo ra những cú hích lớn lao cho chính mình
- Cách làm chủ cuộc nói chuyện
- Cách thuyết trình trước đám đông tốt nhất
- Cách nói chuyện có duyên tạo cảm tình với mọi người
Kết Luận
Hy vọng với những chia sẻ về hành trình ép buộc bản thân trở nên kỷ luật hơn từ chính mình sẽ giúp ích cho các bạn,khi chúng ta đã tự chinh phục được những mức đầu tiên rồi thì chúng ta sẽ dần trở thành người thực sự kỷ luật
Mình tin rằng những nỗ lực và cố gắng của các bạn sẽ được đền đáp trong một ngày không xa.Hãy tự xây dựng một chiến lược riêng,một phương pháp riêng để giúp chúng ta kỷ luật và kỷ luật hơn nữa.Có như vậy thành công sẽ đến với chúng ta
Nếu thấy bài viết có ích hãy chia sẻ đến mọi người xung quanh để chúng ta cùng thúc đẩy nhau xây dựng tính kỷ luật
Chúc các bạn có thể tự rèn được tính kỷ luật cho chính bản thân mình,còn bây giờ hãy bắt đầu lên một kế hoạch để thực hiện nó ngay thôi!
Danh mục