Các khách sạn,trung tâm thương mại nỗ lực thoát khỏi tình trạng phá sản

Các chủ khách sạn chiến đấu để thoát khỏi tình trạng nguy cấp của đại dịch

Tác động bất lợi của đại dịch đã khiến nhiều khách sạn và trung tâm thương mại bên bờ vực phá sản,một cuộc khủng hoảng về cho thuê bất động sản đang diễn ra

Hiện nay nhiều chủ khách sạn tại Việt Nam đang tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài để bán lại tài sản của họ trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh

Việt Nam đã và đang là một điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các khoản đầu tư vào khách sạn,thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhu cầu thực hiện các hoạt động mua bán và sáp nhập khách sạn (M&A) là rất cao, hầu hết các tập đoàn và quỹ đầu tư bất động sản quốc tế đang tìm đến Việt Nam

“Họ nhìn thấy cả tiềm năng ngắn hạn và dài hạn của đất nước đối với lĩnh vực khách sạn và bất động sản. Một số nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận một khoảng thời gian thua lỗ trước mắt để chờ dịch bệnh đi qua và nhu cầu phục hồi ”, Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels APAC cho biết.

Tuy nhiên, Gasparotti cho biết thêm, trở ngại chính của các thương vụ sát nhập bất động sản là thiếu các sản phẩm chất lượng để bán.Trong khi nếu xây dựng mới một khu nghỉ dưỡng hoặc khách sạn chất lượng cao là một bài toán phức tạp so với việc thâu tóm các bất động sản sẵn có

“Có rất ít nhà phát triển trong nước có thể thực sự cung cấp các sản phẩm bất động sản đáng để các nhà đầu tư quốc tế chú ý và quan tâm. Cùng với đó vị trí cũng rất quan trọng,nó quan trọng như chất lượng xây dựng và định hướng quản lý ”ông nói.

Điều hướng cuộc khủng hoảng

Eric A. Baumgartner, giám đốc điều hành và người sáng lập của Dome Hospitality cho biết, các khách sạn vừa và nhỏ đang cảm thấy không thể trụ nổi vì đại dịch, đặc biệt nếu những khách sạn này nằm ở trung tâm thành phố.

“Các khách sạn trong trung tâm thành phố không có thêm khách du lịch nước ngoài hay các đoàn khách dự hội nghị quốc tế.Trong khi các khu nghỉ dưỡng vẫn có thể duy trì một số hoạt động ở quy mô nhỏ cho khách nội địa

Tuy nhiên, các khu nghỉ dưỡng cũng thiệt hại nghiêm trọng.Nhiều nơi đã phải giảm số lượng nhân viên của họ,song song với đó là các chiến lược giảm giá hoặc thậm chí đóng cửa ba đến bốn ngày mỗi tuần để tiết kiệm chi phí

Ngoài ra một số chủ sở hữu khu nghỉ mát đã lựa chọn đóng cửa, vì việc mở cửa vẫn quá tốn kém, ”Baumgartner nhận xét.

Các thương hiệu toàn cầu trong lĩnh vực giải trí và du lịch nói chung, đã bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch, với việc đóng cửa và hạn chế số lượng du khách ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu của các dự án

Nhưng sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ cùng với việc triển khai vắc xin đang diễn ra sẽ vực dậy ngành du lịch.Dự kiến một lượng lớn các tuor du lịch sẽ được đặt ngay khi nhiều người được tiêm vắc xin

Theo Báo cáo Triển vọng Đầu tư bất động sản toàn cầu năm 2021 của JLL, 70% nhà đầu tư cho biết họ sẽ nhắm mục tiêu vào các khách sạn ở Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Đầu tư vào khách sạn toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng 35% lên 35 tỷ USD trong năm nay so với năm 2020.

Ông Gasparotti lưu ý rằng nhiều khách sạn quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện đang được rao bán với giá thấp, nhưng lại rất ít khách sạn có thể giao dịch thành công. Các khách sạn nhỏ hơn ít thu hút các nhà đầu tư quốc tế hơn, trừ khi có một đợt bán tháo các danh mục đầu tư, tức là cùng một chủ sở hữu duy nhất bán nhiều bất động sản.

“Vì các bất động sản thuộc phân khúc quy mô trung bình thường có giá phòng thấp, từ đó các bất động sản này có thể hoạt động với hiệu suất và biên lợi nhuận cao hơn

Các bất động sản nhỏ hơn ít thú vị đối với các nhà đầu tư quốc tế và chỉ hấp dẫn các chủ khách sạn trong nước, ”Gasparotti nói.

Trên toàn cầu, thanh khoản cho đầu tư khách sạn vẫn cao, một số quỹ tích cực tìm kiếm các bất động sản dạng này trong mùa dịch với hy vọng sẽ mua được với giá rẻ

Nhưng kỳ vọng giảm giá đối với các tài sản an toàn như bất động sản đã không xảy ra như dự đoán. Bất chấp đại dịch chưa từng có, phân khúc khách sạn ở Việt Nam đang chứng tỏ sức hấp dẫn của mình đối với các nhà đầu tư nước ngoài, họ tin tưởng vào tiềm năng to lớn của nền kinh tế năng động bậc nhất Đông Nam Á

Hầu hết các nhóm ở nước ngoài này là các quỹ đầu tư, các công ty lớn trong lĩnh vực khách sạn hoặc các tập đoàn đang tìm kiếm sự đa dạng hóa tài chính

Tuy nhiên, ưu tiên của họ nằm ở việc mua lại bất động sản, không phải là các khách sạn. Hơn nữa, nếu họ mở khách sạn trong vòng 6-12 tháng tới, hoạt động của các khách sạn sẽ chưa thể có lãi do đại dịch vẫn đang kéo dài.

Nhưng lý do cho việc các giao dịch bất động sản vẫn chưa diễn ra sôi động ở thời điểm này là vì người bán thường yêu cầu giá bán cao hơn giá thị trường. Mặc dù vậy với việc khó khăn về tài chính,dự đoán họ sẽ buộc phải bán trong thời gian tới